Trị dị ứng da bằng thuốc Nam là phương pháp dễ làm và nguyên liệu gần như có sẵn trong vườn nhà. Vì thế, nhiều người thường chọn phương pháp này để cải thiện da và tăng cường sức khỏe. Khám phá ngay 3 bài thuốc nam trị dị ứng da hiệu quả dưới bài viết nhé.
Nội dung
5 bài thuốc trị dị ứng da bằng thuốc Nam phổ biến
Nhằm giúp các bạn dễ lựa chọn hơn trong quá trình điều trị bệnh, sau đây Đông Y Sài Gòn xin tổng hợp lại 3 bài thuốc chữa bệnh dị ứng da hiệu quả nhất cho các bạn tham khảo.
Trị dị ứng da bằng cây đinh lăng
Đinh lăng là thảo dược quen thuộc giúp trị rất nhiều bệnh, bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá. Lá đinh lăng có hoạt chất chống viêm và giảm dị ứng da, làm lành tổn thương da và giảm ngứa khi dùng.

Bài thuốc uống: Chuẩn bị lá đinh lăng tươi, rửa sạch và nấu với nước trong 30 – 35 phút và uống khi nước còn ấm.
Bài thuốc ngâm: Dùng nước đinh lăng đã nấu ngâm vào vùng da bị dị ứng từ 5 – 15 phút. Phần bã đinh lăng có thể chà xát lên vùng da tổn thương.
Trị dị ứng da bằng cây sài đất
Thanh nhiệt, trị rôm sảy, viêm da, giúp ích cho bàng quang là một trong những công dụng của sài đất. Loại cây này còn dùng để trị dị ứng da nhanh chóng vì có tác chống viêm nhiễm và kháng khuẩn cho da mạnh mẽ.

Cách dùng: Ngâm lá sài đất trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Sau đó, đun sôi lá sài đất với nước và dùng nước này ngâm rửa, bã lá sài đất thì chà xát nhẹ lên vết thương.
Cây rau sam giúp trị bệnh dị ứng da
Rau sam có vị chua nhẹ và tính hàn nên giúp người dùng giải độc, thanh nhiệt từ bên trong và giúp da sát trùng từ bên ngoài. Các vết dị ứng, viêm nhiễm trên da sẽ được cải thiện đáng kể khi dùng loại thuốc Nam này.

Cách dùng: Lá rau sam đun sôi với nước và uống 2 lần trong ngày. Lưu ý nên rửa sạch nguyên liệu và dùng khi nước còn ấm.
Chữa dị ứng da bằng lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không hơi cay, có tính ấm và thơm. Từ xưa dân gian đã sử dụng loại lá này để giảm ngứa, hạn chế bệnh viêm da, dị ứng da.
Có nhiều cách để chữa dị ứng da từ lá trầu không như:

- Cách 1: Thoa trực tiếp tinh chất lá trầu không lên vùng da bị tổn thương. Trước hết, rửa sạch một nắm lá rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài. Vệ sinh vùng da cần bôi thuốc, xoa nhẹ xác lá trên da. Thực hiện cách làm này liên tục mỗi ngày, tình trạng dị ứng bệnh sẽ được cải thiện sau 1 tuần.
- Cách 2: Ngâm nước có chứa tinh chất lá trầu không trị dị ứng. Đầu tiên rửa sạch và vò nát một nắm lá trầu không. Kế đến nấu trong nước sôi khoảng 15 phút nhằm cho các tinh chất hòa tan trong nước. Cuối cùng ngâm vùng da bị viêm nhiễm vào tinh chất nước trầu không trong vòng 15 phút.
Ngoài những phương pháp trên, bạn còn có thể kết hợp lá trầu với một số dược liệu khác như lá lốt tỏi, gừng… Cách làm này nhằm tận dụng tối đa hiệu quả mà các loại thảo dược mang lại.
Trị dị ứng da bằng thuốc Nam với lá khế
Bên cạnh lá trầu không, lá khế cũng là thảo có công dụng tuyệt vời trong việc chữa viêm da. Lá khế có vị chua, chát, lành tính, giúp thanh nhiệt cũng như giải độc. Từ lâu, lá khế được sử dụng để điều trị dị ứng da, mụn nhọt, mẩn ngứa.

Lá khế có thể được nấu lấy nước tắm hoặc thoa lên da để điều trị dị ứng da. Một số cách thực hiện phổ biến gồm:
- Ngâm 30g lá khế trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Kế đến, đun sôi các nguyên liệu cùng 1000ml nước trong thời gian 30 phút rồi tắt bếp và loại bỏ phần bã. Dùng nước lá khế đều đặn mỗi ngày sẽ thấy giảm các triệu chứng dị ứng da.
- Không chỉ uống, bạn còn có thể đắp lá khế được sao nóng nhằm chữa trị viêm da hiệu quả. Nguyên liệu là 50g lá khế tươi được thái sợi rồi cho vào chảo sao nóng đến khi lá khế được sao vàng và héo. Bọc lá khế vào tấm vải sạch và chà xát nhẹ lên khu vực da bị dị ứng khoảng 10 phút mỗi ngày.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp lá khế cùng những loại thảo mộc khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Tuy nhiên có một số lưu ý khi trị dị ứng da bằng thuốc Nam từ lá khế:
- Lá khế phải đảm bảo còn tươi và không bị sâu héo, vàng úa. Đồng thời, người bệnh nên ngâm lá khế với nước muối pha loãng trước để đảm bảo vệ sinh.
- Hiệu quả của các bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh của mỗi người. Do đó, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng.
Trị dị ứng da bằng thuốc Nam có hết bệnh không?
Trong dân gian có nhiều dược liệu cũng như bài thuốc giúp trị dị ứng da hiệu quả, hạn chế biến chứng mà bệnh gây nên. Tuy nhiên, phương pháp trị dị ứng da bằng thuốc Nam chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và không trị tận gốc đối với dị ứng da nặng.
Những lưu ý khi dùng thuốc Nam trị dị ứng da
Trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, cần lưu ý các vấn đề sau khi dùng thuốc nam trị dị ứng da:

- Thời gian tác dụng của thuốc nam chậm, cần kiên trì áp dụng bài thuốc.
- Thuốc nam nên dùng cho trường hợp dị ứng da nhẹ, khi dùng thấy da bị kích ứng thì nên thăm khám ngay.
- Chăm sóc da hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Hạn chế dùng chất cồn, hút thuốc.
- Tránh căng thẳng cũng như giữ tinh thần thoải mái. Ăn uống đúng cách, điều độ.
- Vệ sinh chỗ ngủ, quần áo sạch sẽ khô thoáng và bảo vệ da khi ra ngoài nhằm tránh kích ứng.
Trị dị ứng da bằng thuốc Nam giúp cải thiện da, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp truyền miệng, chưa được kiểm chứng và có hiệu quả thấp. Vì thế, bạn nên tham khảo phương pháp hữu hiệu hơn như chữa dị ứng da bằng Đông y nhằm trị tận gốc bệnh với chi phí tiết kiệm nhất.