Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tính lây truyền cao, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh lậu. Tuy nhiên, nam nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ cao làm ảnh hưởng tới thai nhi cũng như sức khỏe người bệnh.
Nội dung
Bệnh lậu là gì? Có thể trị dứt điểm bệnh lậu không?
Lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên và lây qua đường tình dục là chính. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục nam và nữ, hậu môn, mắt, miệng, đường niệu đạo,…

Bệnh lậu là bệnh khó điều trị và cần thời gian dài để hồi phục. Vì thế, ngay từ khi bệnh mới khởi phát sẽ dễ trị dứt điểm hơn là để lâu. Bên cạnh đó, người bệnh không thăm khám hay áp dụng không đúng phương pháp cũng gây khó cho việc chữa trị về sau.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu
Bệnh lậu có triệu chứng mờ nhạt và khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Sau khi nhiễm khuẩn lậu từ 10 – 20 ngày ở nam và nữ có những dấu hiệu nhận biết sau:
Dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Nam giới khi mắc bệnh lậu thường biểu hiện nhiều qua đường tiểu tiện, chẳng hạn như:

- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, trong nước tiểu có lẫn máu và mủ.
- Lỗ niệu đạo xuất hiện dịch mủ, đặc biệt nhiều vào lúc sáng sớm.
- Ăn uống cảm giác không ngon miệng, người mệt mỏi và sốt nhẹ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt, người thường bị kiệt sức và nổi hạch bẹn.
Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ giới thường rất ít có triệu chứng khiến chị em phụ nữ dễ nhầm lẫn với bệnh phụ khoa thông thường. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ có dấu hiệu nhận biết như:

- Vùng kín có mùi hôi khó chịu, tiểu tiện thường đau buốt.
- Tại niệu đạo hay cổ tử cung thường có dịch vàng và mùi hôi tanh.
- Đối với nữ giới đang mang thai sẽ dễ bị sảy thai và thai nhi có thể nhiễm bệnh.
- Tới giai đoạn bệnh nặng, nữ giới sẽ bị tắc ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung.
Con đường lây truyền của bệnh lậu như thế nào?
Theo các bác sĩ tại Đông Y Sài Gòn, vi khuẩn lậu thường không thể sống ngoài môi trường quá vài phút. Vì thế con đường lây lan thường qua các yếu tố dưới đây:

- Đường tình dục: Khi quan hệ không dùng biện pháp an toàn hay quan hệ bằng miệng, hậu môn rất dễ bị nhiễm lậu.
- Tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong bàn chải, bồn tắm, khăn tắm, nhà vệ sinh. Vì thế, bạn không nên dùng chung đồ cá nhân với người khác.
- Từ mẹ sang con: Nữ giới mang thai mắc bệnh lậu sẽ lây nhiễm sang con. Việc này khiến trẻ kém phát triển về mặt trí tuệ.
- Lây qua đường máu: Khi bạn nhận máu từ người nhiễm lậu, sử dụng chung kim tiêm thì nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao.
Bệnh lậu là bệnh xã hội phổ biến và có nhiều biến chứng như vô sinh, ảnh hưởng thai nhi,….Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách quan hệ tình dục an toàn, chú ý trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, khi mắc bệnh nên điều trị ngay và tìm cho mình cách chữa phù hợp như chữa bệnh lậu bằng thuốc Nam để bệnh không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.