Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Ở nước ta hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày chiếm tới hơn 7% dân số. Việc nhận biết các dấu hiệu đau dạ dày để có biện pháp chữa trị kịp thời là rất quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Sau đây là bài viết cung cấp những thông tin đáng chú ý về bệnh đau dạ dày do Đông Y Sài Gòn tổng hợp.
5 dấu hiệu đặc trưng của bệnh đau dạ dày
Tùy vào tình trạng bệnh mà triệu chứng của mỗi người sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đau dạ dày có thể kể đến như:

- Đau thượng vị: Vùng thượng vị đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy vào tình trạng đau dạ dày của mỗi người. Đau thượng vị diễn ra khi người bệnh quá đói hoặc ăn quá no.
- Ợ chua, ợ hơi: Nguyên nhân gây ợ chua, ợ hơi là do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị tiêu hóa chậm, dẫn tới lên men và sinh ra hơi.
- Buồn nôn và nôn: Dạ dày liên tục tiết ra nhiều axit dịch vị và trào ngược lên ống thực quản, khiến bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Chướng bụng, khó tiêu: Khi ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, … Khiến dạ dày bị tổn thương và gây chướng bụng, khó tiêu.
- Chán ăn, sút cân: Người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn kéo dài dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng và ngày càng gầy đi, bị sút cân.
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày mà bạn cần quan tâm
Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể bắt nguồn từ thực phẩm hay lối sống hằng ngày. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân sau:

- Do vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể người bệnh thông qua đường ăn uống, loại vi khuẩn này tiết ra các độc tố gây viêm nhiễm và làm teo niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng thuốc: Các loại thuốc kháng sinh như thuốc giảm đau, hạ sốt,… nếu bị lạm dụng quá mức hoặc sử dụng trong một thời gian dài sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống thất thường khiến dạ dày gặp nhiều áp lực, phải co bóp và hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến cho bệnh dạ dày được hình thành.
- Uống nhiều rượu bia, thuốc lá: Chất cồn và nicotin sẽ làm cho lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy, gây viêm loét dạ dày. Thậm chí là thủng dạ dày nếu không điều trị kịp thời.
- Tâm lý: Việc căng thẳng kèm theo áp lực kéo dài sẽ kích thích hệ thần kinh tác động đến dạ dày, khiến bệnh đau dạ dày tiến triển nặng hơn.
Tác hại của bệnh đau dạ dày
Người bệnh thường chủ quan, chỉ khi bệnh tiến triển nặng mới đi điều trị, khiến bệnh phát triển thành biến chứng nguy hiểm như:

- Ung thư dạ dày: Khi dạ dày đã xuất hiện vết loét mà người bệnh chủ quan không điều trị thì khả năng mắc ung thư dạ dày ngày càng cao.
- Xuất huyết dạ dày: Tình trạng chảy máu dạ dày nặng, người bệnh sẽ bị mất máu cấp tính, biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi,…
- Thủng dạ dày: Nếu không được chữa trị dứt điểm thì vết loét dạ dày có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết dạ dày.
- Hẹp môn vị: Hẹp môn vị gây nên tình trạng ách tắc lưu thông thức ăn và dịch vị một phần hoặc hoàn toàn từ dạ dày xuống tá tràng.
- Viêm dạ dày mãn tính: Viêm dạ dày mãn tính sẽ gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Để hạn chế bệnh đau dạ dày, cách tốt nhất là duy trì thói quen ăn uống khoa học, thường xuyên tập luyện thể thao, tránh căng thẳng thần kinh… Bệnh cạnh đó, người bệnh cũng có thể tham khảo cách sử dụng thuốc Nam chữa đau dạ dày để điều trị bệnh cho bản thân.