Bệnh cao huyết áp đang nằm trong mức báo động đỏ vì cứ trên 6 người thì có tới 2 người mắc bệnh. Dự đoán đến năm 2025, số người mắc huyết áp cao trên thế giới sẽ lên đến hơn 1 tỷ người. Bệnh thường diễn biến rất âm thầm nên khó nhận biết. Do đó, nó được ví như “sát thủ giết người thầm lặng”. Hãy cùng Đông Y Sài Gòn tìm hiểu thêm thông tin về bệnh để có cách phòng tránh hiệu quả nhé.
Nội dung
Bệnh cao huyết áp là gì? Chỉ số báo động huyết áp cao là bao nhiêu?
Cao huyết áp là tình trạng máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Đây được xem là bệnh lý mãn tính và gây áp lực cho tim cũng như gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não.

Để trả lời cho câu hỏi huyết áp cao là bao nhiêu thì các bạn có thể xác định tình trạng của mình qua các chỉ số cụ thể dưới đây:
- Huyết áp tốt: dưới 120/80 mmHg.
- Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên.
- Huyết áp bình thường nhưng hơi cao: từ 130/85 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên.
- Cao huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên.
Dấu hiệu cao huyết áp cần biết
Biểu hiện của bệnh cao huyết áp rất mờ nhạt làm nhiều bệnh nhân khó phát hiện kịp thời. Người bệnh cần chú ý và tránh chủ quan khi nhận thấy những triệu chứng sau:

- Người bệnh cảm thấy khó thở, chảy máu cam và đau đầu nhẹ.
- Khi thay đổi tư thế đột ngột dễ bị hoa mắt, choáng váng và mất thăng bằng.
- Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây giảm thị lực, đánh trống ngực, nhói tim.
- Bệnh nhân cảm thấy đau ngực, tim đập nhanh, buồn nôn hoặc nôn.
- Một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng chảy máu mũi, tiểu ra máu.
Chú ý: Những triệu chứng của bệnh cao huyết áp tuy chỉ thoáng qua nhưng có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Vì thế, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thăm khám là điều cần thiết.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cao huyết áp?
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp. Bao gồm:

Nguyên nhân cao huyết áp thứ phát
Theo thống kê, gần 90% trường hợp mắc huyết áp cao mà không xác định rõ nguyên nhân. Bệnh có tính gia đình, nhiều thành viên trong cùng một gia đình có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt, những người lớn tuổi hoặc từng điều trị đái tháo đường càng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài gây ra cao huyết áp có thể kể đến như: thói quen dùng nhiều thực phẩm mặn, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, thường xuyên chịu căng thẳng,…
Nguyên nhân cao huyết áp thứ phát
Bệnh cao huyết áp còn hình thành do biến chứng từ những bệnh lý khác như:
- Bệnh lý về thận là nguyên nhân thường thấy dẫn đến cao huyết áp. Một số vấn đề về thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận,…
- Những bệnh lý nội tiết khiến huyết áp tăng cao như cường giáp, suy giáp, bệnh Cushing,…
- Tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc tránh thai.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Huyết áp cao thường gặp ở đối tượng nào?
Theo các chuyên khoa y tế, bệnh huyết áp cao là tình trạng chung của nhều người thuộc độ tuổi trung niên hoặc người cao tuổi. Ngoài ra bệnh còn có thể xảy ra ở một số đối tượng như:

- Nam giới có tỷ lệ mắc cao huyết áp cao hơn nữ giới. Đồng thời, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc huyết áp nhiều hơn.
- Trong gia đình có người bị huyết áp hoặc tim mạch thì tỷ lệ di truyền cao. Bạn có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần người khác.
- Một số yếu tố khác như thừa cân, lười vận động, ăn nhiều muối hay căng thẳng dễ gây nên huyết áp cao.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về bệnh cao huyết áp. Để bệnh không ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của bạn, cách tốt nhất là thăm khám và tìm cho mình biện pháp trị cao huyết áp phù hợp. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo qua cách chữa cao huyết áp bằng thuốc Nam nhằm tiết kiệm chi phí, an toàn cho sức khỏe về sau.