02838495888

Tìm Hiểu 2 Nguyên Nhân Gây Bệnh Xương Khớp Khiến Bạn Nhức Mỏi

Bệnh xương khớp rất phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở người già và người trong độ tuổi trung niên. Bệnh lý xương khớp thường diễn ra trong thời gian chậm. Khi mắc bệnh, bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về hoạt động của hệ xương khớp. Dẫn đến đau, sưng và biến dạng khớp. Dưới đây là bài viết giúp bạn tìm hiểu vể căn bệnh này đến từ Đông Y Sài Gòn.

Nội dung

Khám phá 2 nguyên nhân gây bệnh xương khớp phổ biến

Có hai nguyên nhân gây bệnh xương khớp chính đó là thứ phát và nguyên phát. Tùy theo từng nguyên nhân khác nhau thì bệnh sẽ có những biểu hiện riêng. Cụ thể:

benh xuong khop chiem ty le cao
Bệnh xương khớp chiểm tỷ lệ cao
  • Nguyên phát: Bệnh xương khớp nguyên phát ảnh hưởng đến bàn tay, cột sống, đầu gối và khớp chân. Đây là tình trạng phổ biến ở người bệnh.
  • Thứ phát: Bệnh xương khớp thứ phát bao gồm chấn thương, làm công việc lặp đi lặp lại. Chẳng hạn như thấp khớp, vẩy nến hoặc bệnh gút,…

Các yếu tố hình thành bệnh xương khớp

Ngoài tuổi tác và các nguyên nhân thứ phát như viêm khớp, chấn thương trước đó. Một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng phát triển bệnh xương khớp bao gồm:

benh thoai hoa khop hang
Các yếu tố hình thành bệnh xương khớp
  • Béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh xương khớp, đặc biệt là ở đầu gối.
  • Bệnh tiểu đường và tăng lipid máu ảnh hưởng đến lưu lượng máu của xương dưới sụn.
  • Estrogen suy giảm ở nữ giới sau mãn kinh làm tăng nguy cơ  mắc bệnh xương khớp.
  • Yếu tố di truyền cũng khiến bạn dễ mắc xương khớp hơn so với người khác.

Triệu chứng nhận biết bệnh xương khớp sớm nhất là gì?

Các triệu chứng của bệnh xương khớp thường bắt đầu từ từ và có biểu hiện đau nhẹ ở khớp. Các triệu chứng phổ biến của bệnh xương khớp bao gồm:

xuong khop dau nhuc gay kho van dong
Xương khớp đau nhức gây khó vận động
  • Đau khi vận động, có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể tồi tệ hơn vào ban đêm.
  • Cứng khớp, thường kéo dài dưới 30 phút vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
  • Sưng trong và xung quanh khớp, đặc biệt là sau khi bạn vận động mạnh.
  • Cảm thấy khớp bị lỏng lẻo hoặc không ổn định.
  • Đau và các triệu chứng khác của bệnh khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và cảm thấy chán nản.

Biến chứng của bệnh đau nhức xương khớp là gì?

Đau nhức xương khớp ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Đồng thời gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.

dau nhuc khi ban kho van dong
Đau nhức khiến bạn khó vận động

Các biến chứng có thể xảy ra do bệnh xương khớp bao gồm:

  • Sự lão hóa và tổn thương của sụn dẫn đến tiêu xương. Chết xương (hoại tử xương).
  • Chảy máu bên trong khớp. Nhiễm trùng ở khớp.
  • Thoái hóa hoặc đứt gân và dây chằng quanh khớp, dẫn đến mất ổn định.
  • Chèn ép dây thần kinh khớp dẫn tới đau nhức và tàn phế suốt đời.

Cách cải thiện bệnh xương khớp tại nhà

Ngoài áp dụng biện pháp chữa bệnh phù hợp, bạn có thể kiểm soát cơn đau nhức khớp bằng một số mẹo hay tại nhà dưới đây:

van dong phu hop
Vận động phù hợp giúp ngăn ngừa bệnh
  • Đặt đúng tư thế và nâng đỡ cổ và lưng của bạn khi ngồi hoặc ngủ.
  • Điều chỉnh đồ đạc, chẳng hạn như nâng cao ghế hoặc bệ ngồi trong nhà vệ sinh.
  • Tránh cử động khớp lặp đi lặp lại, đặc biệt là thường xuyên cúi gập người.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì. Điều này có thể làm giảm đau và làm chậm sự tiến triển của viêm khớp.
  • Tập thể dục mỗi ngày. Tìm biện pháp tập vật lý trị liệu phù hợp. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Bệnh xương khớp là một bệnh khớp xảy ra khi các mô trong khớp bị phá vỡ theo thời gian. Đây là loại bệnh phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng trẻ hóa theo thời gian nên bạn cần có biện pháp điều trị phù hợp. Đồng thời có chế độ vận động và ăn uống phù hợp với sức khỏe bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *