Viêm amidan là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây viêm cầu thận, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết. Để nhận biết bệnh viêm amidan sớm và có cách phòng ngừa hợp lý bạn nên đọc bài viết dưới đây.
Nội dung
3 thông tin quan trọng nhất về bệnh viêm amidan
Viêm amidan là bệnh gì?
Amidan có chức năng bảo vệ đường hô hấp và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, nấm, virus tấn công. Đồng thời tiết ra chất kháng khuẩn tự nhiên cho cơ thể. Viêm amidan là tình trạng amidan bị viêm và sưng to, có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng.

Viêm amidan thường dễ tái phát và tiến triển thành mãn tính rất nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm amidan, đặc biệt ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Điểm mặt các nguyên nhân gây bệnh amidan
Amidan là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm và tổn thương. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ các yếu tố sau đây:

- Đường hô hấp của người bệnh bị virus xâm nhập, vi sinh vật trong mũi họng phát triển và gây bệnh.
- Sức đề kháng người bệnh suy giảm và có bệnh nền ho gà, cúm, sởi,…
- Do người bệnh nhiễm lạnh và cấu tạo của amidan có nhiều khe tạo điều kiện cho vi sinh vật trú ẩn.
- Vệ sinh răng, miệng, mũi họng kém và thời tiết thay đổi bất chợt như độ ẩm cao, mưa nhiều.
Làm sao để nhận biết bệnh viêm amidan?
Viêm amidan có triệu chứng khó nhận biết, người bệnh thường nhầm tưởng dấu hiệu cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, bạn có thể nhận diện bệnh qua dấu hiệu sau:

- Người bệnh thường bị sốt nhẹ hoặc không có dấu hiệu sốt, cảm cúm.
- Trường hợp mãn tính thường có cảm giác vướng ở cổ họng, ho từng cơn.
- Da xanh xao, người gầy yếu và thường hay sốt về chiều. Giọng nói thay đổi, rát họng.
- Đối với trẻ em có biểu hiện khò khè, hơi thở có mùi hôi và khàn tiếng.
Viêm amidan có gây nguy hiểm gì không?
Trong trường hợp nặng, người bệnh bắt buộc phải dùng phẫu thuật để cắt bỏ amidan. Bên cạnh đó, bệnh gây ra nhiều biến chứng như:

- Khi viêm amidan mới khởi phát không điều trị sẽ gây áp xe hoặc viêm tấy amidan.
- Viêm amidan biến chứng thành viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm tấy hạch,…
- Bệnh còn biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm như: viêm nội mạc tim, sốt cao, nổi hạch, nôn mửa.
- Người bệnh thường hay khó nuốt, chán ăn, khó phát âm và thậm chí là suy hô hấp.
Phòng ngừa viêm amidan bằng cách nào?
Để có được hệ hô hấp khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh viêm amidan hiệu quả. Bạn nên phòng ngừa bệnh bằng biện pháp dưới đây:

- Khi trời lạnh hoặc cơ thể có dấu hiệu sợ lạnh thì không nên uống nước đá.
- Bảo vệ cơ thể để tránh bị lạnh và không nên ăn kem, uống nước đá quá nhiều.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng thường xuyên để tránh viêm nhiễm.
- Đeo khẩu trang ở nơi đông người và nơi có nhiều khói bụi vì dễ gây viêm amidan.
- Rèn luyện thân thể và có dinh dưỡng phù hợp và thăm khám ngay khi có triệu chứng amidan.
Bệnh viêm amidan không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng toàn thể, đồng thời tiến triển thành mãn tính rất nhanh. Vì thế, nhận biết sớm bệnh viêm amidan sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng, tránh rủi ro về sau cũng như có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất. Chẳng hạn như chữa viêm amidan bằng thuốc nam để giảm bệnh nhanh chóng.