Đột quỵ, tăng huyết áp, suy tim…là một trong những biến chứng nguy hiểm mà bệnh vảy nến có thể gây ra. Vì vậy người bệnh cần nhận biết sớm bệnh, từ đó có giải pháp kiểm soát, điều trị kịp thời tránh gây hệ lụy tới sức khỏe về sau.
Nội dung
Vảy nến là bệnh gì?
Vảy nến là một bệnh lý da liễu thường gặp, thường chiếm khoảng 10% số lượng bệnh nhân đến khám tại các phòng khám da liễu. Khi mắc bệnh trên da sẽ xuất hiện các mảng bám và không gây nhiễm trùng.

Vùng da bị vảy nến sẽ có có tế bào da phát triển nhiều hơn bình thường. Từ đó, tế bào da cũ và da mới không kịp thay đổi dẫn tới ngứa ngáy và hình thành nhiều vảy da. Bệnh vảy nến có nhiều biến thể như bệnh vảy nến thể tròn, vảy, mụn mủ, móng…
Nguyên nhân khiến bạn bị vảy nến
Ngoài nguyên nhân như suy yếu hệ miễn dịch, lạm dụng thuốc lá, rượu, bia thì bệnh vảy nến còn do nhiều yếu tố gây nên bệnh như:

- Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh vẩy nến thì khả năng con cái mắc phải căn bệnh này là rất cao.
- Tiếp xúc với hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chứa chất kích ứng da có thể khiến bạn bị bệnh vẩy nến.
- Cơ chế miễn dịch: Khi cơ chế miễn dịch bị suy yếu sẽ tiết ra các hoạt chất sinh học có hại dẫn đến bệnh vảy nến xuất hiện.
- Do lạm dụng thuốc: Nếu người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, sốt, chống viêm trong thời gian dài sẽ làm cho bệnh vảy nến dễ bùng phát.
Làm sao để nhận biết bệnh vảy nến?
Vảy nến có nhiều triệu chứng nhận biết rõ ràng, chúng ta có thể quan sát và nhận diện bệnh qua những thay đổi trên da như :

- Ngứa da: Những cơ ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.
- Mảng trắng trên da: Trên da xuất hiện lớp vảy và bong tróc hằng ngày. Khi tiếp xúc với yếu tố thuận lợi tình trạng này sẽ ngày càng nặng.
- Da bị mẩn đỏ: Những người bị vảy nến vùng da bị tổn thương sẽ xuất hiện vảy nến và bị mẩn đỏ.
- Vị trí tổn thương: Thông thường vảy nến sẽ xuất hiện ở một số vị trí như: da đầu, khuỷu tay, móng chân, mông, vùng da xương cùng…và có thể bị toàn thân.
- Khớp bị tổn thương: Biến dạng khớp, cứng khớp, viêm khớp là một trong những biểu hiện của bệnh vảy nến.
Bệnh vảy nến có gây biến chứng nguy hiểm không ?
Bệnh vảy nến tuy lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng sau đây:

- Biến chứng lên thận: Các phương pháp điều trị bệnh vảy nến kéo dài khiến thận không thể lọc bỏ các chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể, dẫn đến sỏi thận.
- Biến chứng tim mạch và huyết áp: Nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…Vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng
- Biến chứng rối loạn chuyển hóa: Người bị bệnh vảy nến có nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, gan nhiễm mỡ,…
- Tiểu đường type 2: Vảy nến làm tăng lượng đường trong máu và biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Bệnh vảy nến tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng nhưng có biến chứng rất nguy hiểm. Vì thế, việc phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt, bạn có thể tham khảo qua cách chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian hay phương pháp chuyên sâu hơn để trị tận gốc và loại bỏ tình trạng vảy nến tái phát nhé.