02838495888

Tìm Hiểu Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Bệnh trào ngược dạ dày có tiến triển thầm lặng, rất khó nhận biết nhưng để lại nhiều di chứng nặng nề nếu bệnh nhân không được điều trị và thăm khám kịp thời. Vì vậy việc tìm hiểu những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn có cách điều trị sớm, hạn chế tổn thương, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nội dung

Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản làm người bệnh cảm thấy khó chịu, rát họng và muốn nôn ói.

trao nguoc da day anh huong khong nho toi cuoc song cua nguoi benh
Trào ngược dạ dày ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh

Đối với người bình thường, việc tiêu hóa thức ăn diễn ra theo quy trình khoa học. Nhưng khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, lượng dịch dạ dày trào ngược lên cổ họng có thể gây tổn thương các cơ quan miệng, thực quản, thanh quản,…

Cách nhận biết bệnh trào ngược dạ dày

Ngoài việc sau khi ăn, người bệnh thường bị trào ngược thức ăn lên thanh quản thì còn có thể nhận biết bệnh trào ngược dạ dày qua những triệu chứng sau:

trieu chung nhan biet troa nguoc da day
Triệu chứng nhận biết bệnh trào ngược dạ dày
  • Hay bị ợ nóng, ợ chua, ợ hơi: Các triệu chứng ợ thường xuất hiện sau bữa ăn, nhất là vào ban đêm. Người bệnh sẽ thấy đầy bụng, nóng rát vùng bụng và khó tiêu.
  • Bị nôn hoặc buồn nôn: Axit trong dạ dày trào ngược lên là nguyên nhân khiến bạn bị nôn và cảm thấy buồn nôn.
  • Đau ngực và nóng rát thượng vị: Ngực của bệnh nhân thường bị nặng và căng tức, nguyên nhân là các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản bị kích thích khiến cơ phát ra tín hiệu đau ngực.
  • Khó nuốt, khàn giọng và ho: Trào ngược dạ dày tái phát nhiều lần sẽ gây phù nề, sưng tấy khiến người bệnh khó nuốt, ho và khàn giọng.
  • Tiết nhiều nước bọt: Miệng tiết nhiều nước bọt nhằm trung hòa lượng axit trào lên.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Đông Y Sài Gòn thì tình trạng dư thừa axit hay sự quá tải bên trong dạ dày và sự suy yếu của cơ thắt thực quản dưới là nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Suy yếu của cơ thắt thực quản dưới

Nếu người bệnh sử dụng thuốc Tây trong một thời gian dài thì cơ thắt thực quản dưới sẽ bị ảnh hưởng và suy yếu.

co nhieu nguyen nhan khien ban bi trao nguoc da day
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị trào ngược dạ dày

Nghiện chất kích thích và thói quen hằng ngày không khoa học.

Ảnh hưởng của một số bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa và thực quản.

Tình trạng dư thừa acid hay quá tải trong dạ dày

Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trợt niêm mạc dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày là một trong bệnh lý gây trào ngược dạ dày.

du thua axit trong da day
Dư thừa axit trong dạ dày

Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, ăn quá no ( nước có gas, đồ ăn nhanh, trứng, sữa,…)

Do người bệnh thừa cân, stress, mang thai hoặc ăn quá no vào ban đêm.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày khi mang thai

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Dạ dày là cơ quan cần thiết và quan trọng đối với cơ thể, khi mắc bệnh trào ngược dạ dày. Người bệnh phải đối diện với nhiều biến chứng như:

trao nguoc da day de lai nhieu bien chung nguy hiem
Trào ngược dạ dày để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Thực quản bị loét: Các vết loét ở thực quản có thể chảy máu, khó nuốt và đau đớn cho người bệnh.
  • Sẹo và hẹp thực quản: Trong quá trình trào ngược dạ dày, thực quản dễ bị tổn thương và để lại sẹo. Từ đó thực quản có thể bị hẹp và tắc nghẽn.
  • Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày để lâu không điều trị sẽ biến chứng thành ung thư thực quản.
  • Biến chứng khác: Viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm họng, là những biến chứng thường thấy của trào ngược dạ dày.  Ngoài ra, bệnh còn tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, xơ phổi, mòn răng,..

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh lý cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, các bạn có thể tham khảo những bài thuốc Nam chữa trào ngược dạ dày. Từ đó sớm điều trị khỏi bệnh cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *