Bệnh tiểu đêm thường gặp người trung niên, người già với các triệu chứng đặc trưng là tiểu nhiều lần trong đêm. Tình trạng này diễn ra lâu dài không chỉ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng Đông y Sài Gòn tìm hiều một số thông tin quan trọng về căn bệnh này để có cách phòng tránh hiệu quả nhé!
Nội dung
Tiểu đêm là bệnh lý gì?
Thông thường về đêm, nước tiểu sẽ cô đặc và cơ thể tạo ra rất ít nước tiểu nên mọi người có thể ngủ liên tục từ 6 – 8 tiếng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phải tỉnh giấc thường xuyên vào ban đêm để tiểu tiện. Tình trạng này được gọi là bệnh tiểu đêm, hay bệnh đa niệu về đêm. Bệnh thường xảy ra ở nhóm người cao tuổi, đặc biệt trên 50 tuổi.

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ nhiều lần bị đánh thức vào ban đêm bởi cảm giác muốn đi tiểu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Khám phá 2 nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đêm
Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Đông Y Sài Gòn, bệnh tiểu đêm chủ yếu đến từ 1 trong 2 nguyên nhân sau đây:
Tiểu đêm do bệnh lý
Ngoài người lớn tuổi, trung niên thì bệnh tiểu đêm có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Trong đó có các nguyên nhân bệnh lý dưới đây:

- Người bệnh bị phì đại hoặc viêm tuyến tiền liệt. Các bệnh lý về bàng quang như: sa bàng quang, bàng quan hoạt động quá mức.
- Bàng quang, vùng chậu, tuyến tiền liệt có khối u hoặc người bệnh đang mắc đái tháo đường, lo âu,…
- Tiểu đêm còn thường gặp ở những người bị nhiễm trùng thận, suy gan, suy tim,…
- Các vấn đề về thần kinh như hội chứng chèn ép tủy sống, parkinson,… cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm.
- Ngoài ra, bệnh tiểu đường cũng có khả năng gây ra chứng tiểu đêm. Lý do vì lượng đường dư thừa thường di chuyển xuống thận, kéo theo lượng nước trong cơ thể.
Tiểu đêm không do bệnh lý
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tiểu đêm còn xảy ra do một số nguyên nhân khác như thay đổi nội tiết tố và gặp phải các tình trạng như:

- Phụ nữ đang mang thai: Đầu thai kỳ, nữ giới thường đi tiểu thường xuyên hơn do tử cung chèn ép nhiều lên bàng quang.
- Hiện tượng ngưng thở khi ngủ: Khi gặp phải tình trạng này, bạn thường xuyên tiểu tiện với lượng rất ít. Vì thế, khi kiểm soát được tình trạng này thì chứng tiểu đêm sẽ tự biến mất.
- Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu sẽ khiến bạn phải đi tiểu vào ban đêm thường xuyên hơn.
- Tiểu đêm do lối sống: Bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối, thường xuyên dùng bia rượu hoặc chất kích thích là thói quen xấu gây ra bệnh tiểu đêm.
- Thói quen ăn uống: Việc tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng quá mức khiến bàng quang bị kích thích, dẫn đến tiểu đêm.
Bệnh tiểu đêm ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao?
Theo nghiên cứu, có tới 30% nam giới mắc bệnh tiểu đêm trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Người trong độ tuổi từ 70 trở chiếm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đêm lên tới 60% với các hậu quả nghiêm trọng như:

- Mất ngủ, thiếu ngủ, rối loạn tiền đình: Tiểu đêm khiến bạn gián đoạn mất ngủ, quá trình chuyển hóa, nội tiết và miễn dịch bị ảnh hưởng.
- Tăng nguy cơ bị đột quỵ: Ban đêm nhiệt độ thường xuống thấp, khi bạn thường xuyên thức giấc sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não, chấn thương,….
- Tiềm ẩn các bệnh lý tim mạch: Việc thức dậy nhiều lần, giấc ngủ gián đoạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đặc biệt với những người lớn tuổi.
Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh tiểu đêm. Để phòng tránh căn bệnh này, bên cạnh điều chỉnh thói quen sống, bạn có thể tham khảo qua cách chữa bệnh tiểu đêm bằng dân gian. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, an toàn và hiệu quả cao. Ngoài ra, phương pháp Đông y cũng là một gợi ý cho bạn khi muốn điều trị tiểu đêm.