Người trưởng thành, có thói quen dùng nhiều rượu bia hoặc có tính chất công việc nặng nhọc,…. rất dễ mắc bệnh thoái hóa khớp háng. Bệnh có tiến triển âm thầm, khi đến giai đoạn nặng sẽ gây đau nhức, biến đổi cấu trúc khớp háng, thậm chí là tàn phế nếu không có biện pháp điều trị phù hợp.
Nội dung
Tìm hiểu 3 thông tin đáng chú ý về bệnh thoái hóa khớp háng
Bệnh thoái hoá khớp háng là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy hãy cùng Đông Y Sài Gòn tìm hiểu 3 thông tin đáng chú ý về bệnh thoái hoá khớp háng để có cách phòng ngừa và điều trị phụ hợp.
Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?
Bệnh thoái hóa khớp háng hình thành do cấu trúc khớp bị mài mòn hoặc các chấn thương trong quá trình thể thao, lao động, sử dụng nhiều bia rượu,….

Thoái hóa khớp háng thường gây đau kéo dài, khó vận động. Khi phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn, giảm nguy cơ tàn phế cũng như ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Cách phân loại thoái hóa khớp háng?
Có 3 loại bệnh thoái hóa khớp háng đặc trưng, tùy vào nguyên nhân cũng như triệu chứng của từng người mà được chia làm các loại như sau:
- Thoái hóa khớp háng do bệnh lý thường gặp ở đối tượng trug niên và người lớn tuổi.
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát chiếm tới 50% tỷ lệ người bệnh và thường gặp ở người trên 60 tuổi.
- Thoái hóa khớp háng thứ phát được chia thành các dạng nhỏ như: Thoái hóa sau chấn thương khớp háng, thoái hóa khớp háng do bệnh lý nền xương khớp, thoái hóa khớp háng sau khi bị hoại tử chỏm xương đùi.
Nguyên nhân hình thành bệnh thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng do quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp, đồng thời hình thành do các yếu tố như sau:

- Người bệnh có tiền sử hoặc đang mắc bệnh viêm khớp, thấp khớp hoặc viêm cột sống dính khớp,…
- Khớp háng bị chấn thương do té cầu thang, lao động nặng, tập thể dục thể thao quá sức,….
- Người bệnh không điều trị dứt điểm bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, dẫn đến hình thành bệnh thoái hóa khớp háng.
- Các biến chứng bệnh lý như: huyết áp, đái tháo đường, gout hoặc cấu tạo của khớp háng bất thường dẫn tới hình thành bệnh.
Cách nhận biết thoái hóa khớp háng sớm nhất
Bệnh thoái hóa khớp háng khi tới giai đoạn nặng mới có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bệnh sớm nhất:

- Người bệnh cảm thấy đau ở vùng bẹn và đùi, tướng đi khập khiễng, khó khăn trong di chuyển hằng ngày.
- Khi bạn đứng lâu hoặc di chuyển nhiều trong ngày, cơm đau từ khớp háng sẽ lan tỏa xuống chân, mông, đùi,….
- Người bệnh thường phải chịu cảm giác tê cứng, khó co duỗi khớp háng khi vận động. Khi thời tiết chuyển mùa thường xuất hiện cơn đau nhức kéo dài.
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng hiệu quả
Bạn không muốn bản thân phải chịu đau đớn do biến chứng của các bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp háng nói riêng thì nên tham khảo các biện pháp phòng ngừa dưới đây:

- Nếu đang bị viêm, chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh tại khớp háng, bạn nên thăm khám và điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
- Thể dục hằng ngày là cách giúp bạn duy trì sức khỏe cũng như tăng độ dẻo dai cho xương khớp.
- Bổ sung canxi cho xương bằng các thực phẩm quen thuộc như: ốc, sữa, tôm, cua,….kết hợp với trái cây, rau xanh,….
- Tập cho mình thói quen ngủ và thức đúng giờ, duy trì tinh thần thoải mái để hạn chế nhiều bệnh lý khác.
Bệnh thoái hóa khớp háng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và nguy cơ biến chứng thành các bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt và tìm hiểu thêm cách chữa thoái hóa khớp háng bằng thuốc Nam để cải thiện bệnh, an toàn cho sức khỏe.
Dùng lá lốt ngâm chân mỗi ngày cũng đỡ được phần nào đó mọi người