Mệt mỏi, chán ăn, da vẻ xanh xao và thậm chí là ngất xỉu là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do dễ nhầm lẫn với tình trạng suy nhược cơ thể nên nhiều người thường có tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời. Điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy hãy cùng Đông y Sài Gòn tìm hiểu những thông tin cần thiết về căn bệnh này nhé!
Nội dung
Bệnh thiếu máu là gì? 5 lý do gây nên tình trạng thiếu máu?
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu ngoại vi và lượng huyết sắc tố trong máu suy giảm. Từ đó, dẫn tới việc thiếu oxy cung cấp cho các tế bào trong cơ thể khiến người bệnh dễ mệt mỏi, tim đập nhanh, choáng váng,…
Tìm hiểu 5 nguyên nhân chính gây bệnh thiếu máu
Ngoài việc tủy xương giảm khả năng sản xuất máu, cơ thể thiếu sắt thì tình trạng thiếu máu còn xảy ra do 5 nguyên nhân chính dưới đây:

- Thiếu máu do giảm acid folic: Những người có tiền sử nghiện rượu, thường xuyên sử dụng chất cồn, cơ địa kém hấp thu, uống thuốc ngừa thai dài hạn dễ gặp phải tình trạng này.
- Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu: Người có các vấn đề về tuyến tụy, dạ dày hay từng phẫu thuật đại tràng dễ thiếu hụt vitamin B12.
- Thiếu máu do di truyền: Số lượng hồng cầu thay đổi bất thường do yếu tố di truyền là một trong nguyên nhân gây thiếu máu.
- Suy tủy xương dẫn tới thiếu máu: Tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu là do nhiễm trùng, xạ trị, hóa chất hay tia xạ gây ra.
- Suy thận mạn gây thiếu máu: Suy thận mạn dẫn tới giảm tế bào cạnh cầu thận, suy giảm nội tiết dẫn tới thiếu máu.
Làm sao để nhận biết bản thân đang bị thiếu máu?
Theo các bác sĩ tại Đông Y Sài Gòn, bệnh thiếu máu có nhiều biểu hiện ra bên ngoài, người bệnh dễ dàng nhận biết các triệu chứng điển hình dưới đây:

- Da người bệnh nhợt nhạt, xanh xao. Khi quan sát bàn tay và chân số lượng hồng cầu giảm.
- Hay chóng mặt, ù tai kèm theo hoa mắt và các triệu chứng đặc trưng của bệnh thiếu máu.
- Bàn chân và bàn tay lạnh, ngay cả khi thời tiết nóng bức.
- Lưỡi có thể bị đau rát, sáng bóng và đỏ ửng.
- Đối với nữ giới bị thiếu máu sẽ gặp phải tình trạng mất kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Tóc trở nên mỏng, yếu và dễ gãy rụng. Tình trạng cũng có thể xảy ra ở móng tay hoặc móng chân.
- Các triệu chứng khác của bệnh thiếu máu như: rối loạn tiêu hóa, hồi hộp, chán ăn, tim đập nhanh.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
Nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh thiếu máu vì phải trải qua giai đoạn hành kinh và thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, bệnh thiếu máu còn gặp ở các đối tượng như:

- Người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu sắt và rối loạn tiêu hóa.
- Nữ giới trong giai đoạn mang thai hay các đối tượng đang mắc bệnh suy thận, ung thư,….
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thiếu máu hoặc tiếp xúc nhiều với chất độc hại, nghiện rượu,…
Cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là lối sống khoa học và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bao gồm:

- Trong quá trình ăn uống nên chọn thực phẩm hợp vệ sinh, bổ sung đủ chất và hạn chế gia vị hay hương liệu nhân tạo.
- Tránh ăn quá nhiều thức ăn có chứa dầu mỡ. Cân đối thời gian làm việc và luyện tập thể thao để nâng cao miễn dịch.
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất sắt (thịt bò, rau lá xanh đậm,…), vitamin C (cam, quýt, dâu…) hoặc B12 (các sản phẩm từ sữa).
- Đối với nữ giới, trong thời kỳ kinh nguyệt cần sử dụng nhiều thức ăn chứa sắt. Đồng thời nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Để bệnh thiếu máu không ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc, ngoài việc phòng ngừa bạn nên quan tâm tới các biểu hiện khác lạ trên cơ thể nhằm phát hiện bệnh sớm. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo qua cách chữa thiếu máu bằng thuốc Nam nhằm cải thiện bệnh nhanh chóng.