Tê tay chân là hiện tượng sinh lý bình thường khi bạn ngồi quá lâu hay vận động không đúng tư thế. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tê tay chân kéo dài và xuất hiện ngày càng nhiều thì đó là biểu hiện của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe lâu dài về sau.
Nội dung
Bệnh tê tay chân là gì? Có mấy dạng bệnh phổ biến
Tê tay chân là tình trạng các đầu ngón tay và ngón chân của người bệnh khó chịu như bị kiến cắn hay kim chích. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển lên cổ tay, cánh tay, cổ chân gây khó chịu, thậm chí là mất cảm giác vận động.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Đông Y Sài Gòn, bệnh tê tay chân được chia làm 2 dạng phổ biến, thông thường tình trạng tê nhức kéo dài người bệnh nên thăm khám ngay:
- Tê tay chân do bệnh lý: Tiểu đường, hội chứng ống cổ tay hay chấn thương phần tay, chân rất dễ gây ra bệnh tê tay chân.
- Tê tay chân do sinh lý: Người bệnh cầm nắm hay ngồi bất động trong thời gian dài rất dễ bị tê tay chân. Các triệu chứng sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn.
Bệnh tê tay, tê phần ngón tay là biểu hiện của bệnh gì?
Các ngón tay hay cổ tay của bạn thường xuyên tê buốt, tình trạng này kéo dài và có biểu hiện nặng thêm. Đó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý tiềm ẩn như:

- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu cao dẫn tới tổn thương dây thần kinh cánh tay.
- Hội chứng ống cổ tay: Bệnh này thường gặp ở nhân viên văn phòng do đánh máy tính nhiều.
- Rối loạn do sử dụng rượu: Rượu là chất kích thích ảnh hưởng nhiều nhất tới dây thần kinh và vận động.
- Nguyên nhân khác: Đột quỵ, chấn thương não, chấn thương vai, thiếu vitamin B12,…
Tê ngón chân, tê chân là biểu hiện của bệnh gì?
Ngoài bệnh lý tiểu đường thì tê chân và ngón chân kéo dài còn biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

- U dây thần kinh Morton: Bệnh nảy gây đau ở phần bàn chân và gây ra cảm giác tê bì, mất xúc giác ở bộ phận này.
- Đau ụ ngón chân, lượng máu lưu thông tới chân kém hay tress thường xuyên gây ra tình trạng tê chân.
- Nguyên nhân khác: Đa xơ cứng, người đang hóa trị, nhiễm trùng, mắc bệnh giang mai, chấn thương tủy sống,…
Bệnh tê tay chân có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh thường chủ quan với các biểu hiện của bệnh tê tay chân. Theo thời gian dài không điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường, cụ thể:

- Khả năng vận động khớp tay và khớp chân của người bệnh bị hạn chế, tình trạng tê mỏi kéo dài.
- Tâm sinh lý của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sa sút công việc và xáo trộn cuộc sống hằng ngày.
- Tê tay chân còn biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm cần điều trị sớm như: tiểu đường, thiếu chất,…
Lời khuyên: Để bệnh tê tay chân không tiến triển nặng thêm, bạn nên tìm đến Đông y hoặc thuốc Nam để chữa bệnh, các phương pháp trên an toàn cho sức khỏe và chi phí thấp.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tê tay chân hiệu quả
Các bệnh xương khớp nói chung và bệnh tê tay chân nói riêng đều gây đau nhức, khó chịu. Để tránh tình trạng trên, bạn nên phòng bệnh bằng các biện pháp dưới đây:

- Tăng sức đề kháng tự nhiên và độ dẻo dai của xương khớp bằng cách tập thể thao hằng ngày.
- Bạn có thể ngâm tay và chân trong nước muối ấm pha loãng từ 1 -2 lần trong tuần để giúp kích thích tuần hoàn máu.
- Chế độ ăn giàu vitamin, chất khoáng, nhiều rau xanh sẽ giúp bạn cải thiện bệnh lý tê tay chân.
- Hạn chế dùng nhiều rượu bia hay thuốc lá để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn có thể chườm nóng hay chườm lạnh để giảm tê tay chân.
Bệnh tê tay chân nếu phát hiện sớm rất dễ điều trị với chi phí tiết kiệm. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan để bệnh tiến triển nặng thêm, đồng thời tìm cho mình biện pháp điều trị phù hợp chẳng hạn như chữa tê tay chân bằng thuốc Nam để hạn chế biến chứng và trị bệnh một cách hiệu quả nhất.