Tình trạng mắc bệnh suy nhược thần kinh xảy ra khá phổ biến ở độ tuổi lao động từ 18 – 45 tuổi. Áp lực, căng thẳng quá mức ở trường học hay trong công việc đều là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng này. Nếu thấy có dấu hiệu của suy nhược thần kinh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Nội dung
Trên cơ sở y học, bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và vùng trung khu dưới vỏ. Bởi các tế bào não phải làm việc quá căng thẳng, dẫn đến tình trạng quá tải và suy nhược. Hậu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tái tạo và phục hồi toàn bộ cơ quan.

Đối tượng dễ mắc suy nhược thần kinh
Bệnh suy nhược thần kinh có thể xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi và không biệt giới tính. Những đối tượng có nguy cơ cao hay dễ mắc suy nhược thần kinh bao gồm:
- Người nghiện rượu.
- Người hút thuốc lá nhiều.
- Người lao động trí óc hoặc làm trong môi trường phức tạp.
- Người thường xuyên căng thẳng hoặc bị trầm cảm.
Biểu hiện ở người mắc suy nhược thần kinh
Để nhận biết căn bệnh này, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh suy nhược thần kinh như sau:
- Tự cô lập: Người mắc bệnh có xu hướng tự tách mình ra những người xung quanh. Họ thích ở một mình, ngại giao lưu hay tiếp xúc với mọi người. Luôn xuất hiện tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.
- Thường xuyên mất ngủ là triệu chứng phổ biến ở người bị suy nhược thần kinh. Nhiều trường hợp người bệnh đột nhiên thức giấc trong đêm, khó ngủ lại được.

- Người bệnh bị rối loạn cảm xúc kèm các triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, chán nản, buồn bã. Khiến bệnh nhân thay đổi trạng thái tâm lý, trở nên nhạy cảm và dễ bị ám thị.
- Suy nhược thần kinh làm suy giảm chức năng não bộ khiến bệnh nhân khó tập trung, nhất là giải quyết vấn đề. Ảnh hưởng lớn đến công việc và học tập, giảm hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
- Thường xuyên xảy ra tình trạng rối loạn lo âu kéo dài, gây ra những cơn hoảng loạn vô lý. Cảm xúc luôn tràn ngập sợ hãi, không điều tiết được cảm xúc, luôn rơi vào trạng thái tiêu cực.
Suy nhược thần kinh có phải là bệnh lý của tâm thần?
Suy nhược thần kinh thuộc phạm trù tâm thần, là giai đoạn nhẹ của bệnh tâm thần, không gây rối loạn hành vi kỳ lạ. Muốn đẩy lùi bệnh suy nhược thần kinh, phải bắt đầu điều tiết cảm xúc, điều chỉnh trạng thái tâm lý. Bởi suy nhược thần kinh đa phần thuộc về tâm bệnh.
Bệnh suy nhược thần kinh nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh thuộc tâm bệnh, không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nó làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ngoài ra bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm là hai căn bệnh có mối liên quan mật thiết với nhau. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm là suy nhược thần kinh.

Những biểu hiện như buồn rầu, ăn uống kém, tình trạng chán nản, lo âu, không có hứng thú với mọi thứ xung quanh, mặc cảm, rầu rĩ lâu ngày. Trầm cảm dẫn tới rối loạn nhận thức, trí nhớ và gây ức chế khả năng vận động.
Khi ở giai đoạn trầm cảm, người bệnh liên tục suy nghĩ tới những điều tiêu cực, hoảng loạn, lo âu tột độ. Nhiều trường hợp, bệnh nhân có ý định tự sát, giải thoát khỏi cuộc sống.
Lưu ý: Khi có những dấu hiệu như trên, nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Tránh tình trạng để bệnh tiến triển nặng nề sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bệnh suy nhược thần kinh bằng thuốc Nam để điều trị cho mình.
Hy vọng những chia sẻ của bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy nhược thần kinh. Dựa vào đó để có phương hướng để điều trị cho bản thân hoặc người thân trong gia đình. Nếu bạn còn có câu hỏi liên quan đến suy nhược thần kinh, hãy gọi ngay cho chúng tôi Hotline (028) 38 495 888 luôn hoạt động 24/7 để hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn.