02838495888

Bệnh suy giãn tĩnh mạch và 3 biến chứng nguy hiểm!!!

Bệnh suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của da tay và chân. Ngoài ra, bệnh còn có thể trở nặng và biến chứng thành nhiều bệnh lý khác. Vì thế, việc nhận biết cũng như điều trị bệnh sớm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe, thẩm mỹ da. Dưới đây là những thông tin cần biết về bệnh suy giãn tĩnh mạch do Đông Y Sài Gòn cập nhật.

Nội dung

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch chỉ tình trạng mạch máu bị ứ lại ở tay hoặc chân mà không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim. Nói một cách dễ hiểu, đây là tình trạng tay và chân người bệnh xuất hiện gân xanh, hình thù ngoằn ngoèo, nổi chi chít trên bề mặt da. Chân là bộ phận dễ mắc suy giãn tĩnh mạch do thường xuyên chịu áp lực của toàn cơ thể.

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới

Suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn nhẹ chỉ khiến da trở nên mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, bệnh sẽ gây khó chịu kèm theo đau nhức với các biến chứng nghiêm trọng khác.

Cách nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Bệnh suy giãn tĩnh mạch hoàn toàn có thể nhận biết bằng mắt thường. Các biểu hiện đặc trưng của bệnh bao gồm:

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Các tĩnh mạch ở dưới da nổi lên có màu xanh hoặc tím. Hình dạng ngoằn ngoèo nổi trên da tay và chân.
  • Người bệnh có cảm giác như bị chuột rút. Kèm theo đó là đau nhức cơ, có cảm giác ấm ở chân tay.
  • Khi đứng hoặc ngồi quá lâu thì chân bị sưng phù, ngứa ngáy và màu da xung quanh tĩnh mạch thay đổi.
  • Trên da tay và chân xuất hiện các tĩnh mạch có kích thước lớn và hình như mạng nhện.

Khám phá 3 thông tin quan trọng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Nhằm giúp cho quá trình chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nên hiệu quả hơn, người bệnh cần chú ý đến 3 thông tin quan trọng sau đây.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là gì?

Nguyên nhân chính gây suy giãn tĩnh mạch là van tĩnh mạch bị thương hoặc suy giảm chức năng khiến hoạt động chống lại trọng lực cho cơ thể bị yếu dần.

Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch

Khi các van tĩnh mạch bị tổn thương sẽ khiến quá trình lưu thông máu kém và chảy ngược về tĩnh mạch. Từ đó, suy giãn tĩnh mạch hình thành gây ra các cơn đau nhức và mất thẩm mỹ da.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?

Ngoài việc ngồi lâu, đứng lâu một chỗ thì bệnh suy giãn tĩnh mạch rất dễ hình thành và thường gặp ở những đối tượng, yếu tố dưới đây:

Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch?
  • Giới tính và tuổi tác: Nữ giới có tỷ lệ mắc suy giảm tĩnh mạch cao vì nội tiết tố thay đổi, cơ địa, bệnh lý,… Bên cạnh đó, độ tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng sớm.
  • Mang thai: Trong thời kỳ mang thai, lưu lượng máu tăng để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này đồng nghĩa với việc tĩnh mạch ở chân chịu áp lực lớn dẫn tới suy giãn tĩnh mạch.
  • Cân nặng và tiền sử gia đình: Thừa cân gây áp lực lớn lên chân và tĩnh mạch chân. Nếu gia đình có người từng mắc bệnh này thì nguy cơ di truyền rất cao.

Điểm mặt các biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch trong giai đoạn nhẹ chỉ gây mất thẩm mỹ da và không gây đau đớn. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh
  • Loét da: Gần các tĩnh mạch chân bị giãn sẽ hình thành vết loét da, nhất là khu vực mắt cá chân. Khi có biểu hiện thay đổi màu da thì bạn nên thăm khám ngay.
  • Xuất hiện huyết khối: Các cục máu động tại tĩnh mạch dễ hình thành do các tĩnh mạch trong chân sưng phù kéo dài.
  • Xuất huyết: Các tĩnh mạch dưới da có thể vỡ khi bị sưng phù lâu ngày và xuất huyết nhẹ.

Từ những thông tin trên cho thấy, bệnh suy giãn tĩnh mạch không đơn giản nhưng bạn tưởng. Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh, nên cần điều trị và thăm khám sớm. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo qua cách chữa suy giãn tĩnh mạch bằng thuốc Nam để đẩy nhanh thời gian chữa trị nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *