Bệnh nhiệt miệng gây ra các vết loét trong miệng, khiến bạn đau rát, ăn uống khó khăn. Tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng đây là căn bệnh thường tái phát. Hãy cùng Đông Y Sài Gòn tìm hiểu những thông tin dưới đây để nhận biết sớm và có cách phòng tránh hiệu quả.
Nội dung
Bệnh nhiệt miệng là gì? Có mấy loại nhiệt miệng?
Nhiệt miệng hay còn gọi nôm na là loét miệng, lở miệng. Đây là tình trạng viêm nhiễm gây ra những vết loét bên trong miệng. Ban đầu, chúng có màu trắng nhỏ, sau đó sưng lên và lan rộng kèm theo đau đớn. Vị trí xuất hiện chủ yếu ở lợi, lưỡi, má trong hoặc môi.
Có hai loại nhiệt miệng thường gặp bao gồm:

- Nhiệt miệng đơn giản: Các vết loét ở miệng thường xuất hiện từ 3 – 5 lần trong năm và kéo dài trong vài tuần. Đối tượng dễ mắc nhiệt miệng là từ 10 – 20 tuổi.
- Nhiệt miệng phức tạp: Nhiệt miệng loại này thường xảy ra phổ biến ở những người có tiền sử mắc bệnh này trước đó. Các vết lở loét xuất hiện với tần suất dày đặc.
Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng chính xác nhất
Ngoài việc xuất hiện những vết loét ở đáy nướu, mặt trong của miệng và lưỡi thì bệnh nhiệt miệng còn có dấu hiệu nhận diện như:

- Trong miệng xuất hiện một đốm trắng nhỏ, sưng đau và lan rộng ra vùng da xung quanh.
- Trong vết loét có màu trắng và chuyển dần sang màu vàng, kích thước dưới 1cm.
- Khi vết loét ở miệng lành thì chuyển sang màu xám, đau nhức gây khó ăn cho người bệnh.
- Một số triệu chứng đi kèm như khó chịu, sốt nhẹ. Các vết loét có thời gian lành chậm từ 7 – 10 ngày.
Bệnh nhiệt miệng do nguyên nhân nào gây nên? Có biến chứng gì không?
Có nhiều nguyên nhân làm hình thành các vết loét trong miệng. Không những vậy, tình trạng này tái phát quá nhiều lần cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
Lý do khiến bạn bị nhiệt miệng?
Nhiều yếu tố khiến bạn bị nhiệt miệng như: nóng trong người, căng thẳng và các nguyên nhân được đề cập dưới đây:

- Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày gây vết thương như: vô tình cắn vào má, đánh răng quá mạnh, tai nạn,…
- Việc sử dụng kem đánh răng không phù hợp và nước súc miệng chứa quá nhiều natri gây nên nhiệt miệng.
- Tình trạng căng thẳng, thay đổi nội tiết tố ở nữ giới hay một số bệnh về dạ dày cũng gây nên nhiệt miệng.
Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Bệnh nhiệt nhiệt rất dễ tái phát và kéo dài từ vài tuần trở lên. Khi không điều trị bệnh sẽ tiến triển nhanh và hình thành nhiều biến chứng như:

- Vùng nhiệt miệng sưng đỏ khiến bạn khó nói chuyện, khó ăn và khó vệ sinh răng miệng.
- Cơ thể luôn mệt mỏi, đau rát vùng miệng. Kèm theo đó là triệu chứng sốt, chán ăn, khó nuốt.
- Các vết loét lan ra ngoài miệng và dễ bị nhiễm trùng hoặc kéo dài trong vài tháng.
Có cách nào phòng ngừa nhiệt miệng không?
Nhiệt miệng sẽ khó tái phát và xuất hiện khi bạn áp dụng những phương pháp phòng ngừa đơn giản dưới đây:

- Tránh và hạn chế dùng thực phẩm kích ứng miệng như đồ chiên, trái cây có tính axit cao.
- Không dùng những thực phẩm mà bạn dị ứng hay nhạy cảm. Cung cấp nhiều rau xanh, trái cây ít chua.
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Trong đó, bạn nên dùng bàn chải mềm và chọn nước súc miệng hoặc kem đánh răng phù hợp.
- Tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng là yếu tố giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh. Bạn nên chọn yoga hay thiền để cải thiện tâm trạng.
- Không nên lạm dụng kháng sinh để đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Mong rằng những thông tin về bệnh nhiệt miệng trên đây sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu sớm và có cách phòng tránh hiệu quả. Bên cạnh đó, để tránh bệnh tái phát bạn có thể tham khảo qua cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc Nam nhằm giảm đau rát và hạn chế các vết loét miệng lan rộng.