Bệnh nấm da là căn bệnh dễ lây lan và có xu hướng phát triển nhanh chóng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho da. Hiện nay, bệnh nấm da chiếm tới 27% bệnh nhân mắc bệnh da liễu. Vì vậy tìm hiểu thông tin về bệnh nấm da để có biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết.
Nội dung
Bệnh nấm da là gì và các loại nấm da thường gặp?
Nấm da là tình trạng nấm xâm nhập vào da gây nên tổn thương và dẫn tới viêm nhiễm. Bệnh nấm da xuất hiện bất kỳ bộ phận nào của cơ thể gây ngứa ngáy, bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người mắc bệnh.
5 loại nấm da mà người bệnh hay mắc phải
Nấm da là bệnh dễ dàng lây lan thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung vật dụng cá nhân. Bệnh nấm da được chia thành 5 loại chính như sau:

- Lang ben: Lang ben có hai dạng màu trắng và màu đen gây ngứa ngáy khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Lang beng do nấm Pityrosporum gây nên.
- Nấm hắc lào: Vùng bị nấm hắc lào sẽ bị ngứa và có vệt màu đỏ, có đường viên, xung quanh đường viền xuất hiện mụn nước.
- Nấm kẽ: Nấm kẽ thường xuất hiện ở người thường xuyên tiếp xúc với nước và hình thành 3 thể chính như: thể viêm kẽ, thể tróc vảy khô, thể mụn nước.
- Nấm móng: Khi bị nấm móng, độ bóng tự nhiên của móng sẽ mất. Lâu dần chuyển sang màu vàng, sần sùi và lan từ móng này sang móng khác.
- Nấm tóc: Khi bị nấm tóc, người bệnh cảm giác ngứa ngáy. Trên da đầu xuất hiện những mảng vảy mỏng và có biểu hiện bong tróc, viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây bệnh nấm da
Nấm da xuất hiện khi gặp các yếu tố thuận lợi cho các loại nấm tấn công và lây truyền qua nhiều con đường như:

- Lây từ người sang người: Việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nấm da cũng như dùng chung đồ như khăn, chăn, gối cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Động vật lây sang người: Vật nuôi trong nhà nhiễm nấm thì khi tiếp xúc bạn có thể bị nhiễm cùng.
- Yếu tố khác: Hệ miễn dịch yếu, da nhạy cảm, môi trường ẩm ướt, tiếp xúc môi trường ô nhiễm là một trong nguyên nhân gây bệnh nấm da.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm da là gì?
Có nhiều loại nấm da, vì thế biểu hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào loại nấm gây bệnh. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chính nhận biết như:

- Da sẽ có những thay đổi rõ rệt như nổi mẩn đỏ, ngứa và xuất hiện mụn nước.
- Khi da đổ mồ hôi, thời tiết nắng nóng sẽ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
- Các vùng da nhiễm nấm thường lan rất nhanh và phân biệt với các vùng da khác.
- Người bệnh có thể phát sốt, da nhiễm trùng do gãi. Vị trí thường xuất hiện nấm da là: bụng, mặt, đầu, bẹn.
Cách phòng ngừa bệnh nấm da cần biết
Bệnh nấm da không chỉ lây lan nhanh mà còn khiến da bị ảnh hưởng, đôi khi để lại sẹo và dễ tái phát. Vì thế, bạn nên phòng bệnh bằng những cách sau:

- Để quần áo khô ráo và không mặc đồ quá chật nhằm giúp da thông thoáng.
- Vệ sinh cá nhân đúng cách sạch sẽ nhất là khi thời tiết thay đổi.
- Giặt quần áo, chăn ga sạch sẽ nhằm loại bỏ nấm gây bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác.
- Tăng cường sức khỏe bằng cách luyện tập thể thao và bổ sung dinh dưỡng.
- Không nên dùng nhiều bia, rượu, thuốc lá và các thực phẩm dễ kích ứng.
Bệnh nấm da có nhiều dạng khác nhau và gây hậu quả về thể chất lẫn sức khỏe. Khi bệnh không được điều trị sẽ gây mất thẩm mỹ da và nhiều hệ lụy khác. Vì thế, bạn nên chăm sóc da và thăm khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu lạ. Đồng thời có thể tham khảo cách trị nấm da bằng dân gian để tiết kiệm và an toàn hơn.