Bệnh mề đay không chỉ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho da, mà còn để lại nhiều biến chứng khó lường khác. Chính vì vậy, việc nhận biết bệnh cũng như như thông tin liên quan sẽ giúp bệnh có phương pháp chữa bệnh mề đay phù hợp.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết bệnh mề đay
Bệnh mề đay thường có biểu hiện tuỳ theo cơ địa của người bệnh, tuy nhiên bệnh vẫn có những dấu hiệu điển hình như:
- Da bị ngứa: Người bệnh xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo ngứa ngáy, nóng rát. Cảm giác ngứa nhiều hơn vào buổi chiều và ban đêm.
- Nổi mẩn đỏ phát ban: Ban đầu những nốt ban đỏ này xuất hiện từng vùng sau đó sẽ lan rộng ra những vùng da xung quanh.
- Xuất hiện mụn nước: Những mụn nước li ti xuất hiện tại một số vị trí trên cơ thể. Khi vỡ ra sẽ gây lây lan ra những vùng da xung quanh.
- Khó thở: Nổi mề đay sẽ gây khó thở nếu tiến triển nặng và kéo theo sốt cao, trụy tim, rối loạn tiêu hóa…
- Nhiễm trùng: Vết thương trên da do gãi nhiều nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí là hoại tử.
- Da bong tróc: Tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh gãi liên tục, làm da bị tổn thương và càng dễ bong tróc và có thể nổi cả mụn nước.
Nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh mề đay
Ngoài yếu tố cơ địa của người bệnh nhạy cảm thì bệnh mề đay còn liên quan tới một số nguyên nhân dưới đây:
Mắc bệnh mề đay do dị ứng
- Dị ứng thực phẩm: Những thực phẩm giàu protein, hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng…. Dễ gây dị ứng cho cơ thể.

- Dị ứng thuốc: Một số người bị nổi mề đay có thể do mẫn cảm với thành phần của thuốc. Đặc biệt là thuốc kháng sinh hay thuốc kháng viêm,..
- Dị ứng chất hóa học: Các chất phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, … là nguyên nhân hàng đầu gây mề đay.
Mắc bệnh mề đay do tác nhân vật lý
Ngoài các nguyên nhân do dị ứng, bệnh mề đau còn có thể sinh ra bởi các tác nhân vật lý như:
- Côn trùng cắn: Một số người khi bị côn trùng cắn, nọc độc của côn trùng có thể gây ra phản ứng dị ứng dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban toàn thân.

- Do nhiễm trùng: Nguyên nhân nổi mề đay thông thường là do nhiễm virus như: Virus gan siêu vi B, C, bộ phận tiêu hóa, miệng…
- Môi trường tác động: Các yếu tố kích thích vật lý hoặc môi trường như nóng, lạnh, áp lực hay rung, ma sát, ánh sáng mặt trời.
Mắc bệnh mề đay do di truyền và bệnh lý
Do bệnh lý: Một số bệnh lý tự miễn như: Bệnh tuyến giáp, Lupus ban đỏ… gây sự rối loạn trong nội tiết có thể làm cho người bệnh bị ngứa ngáy.

Mề đay do di truyền: Người thân trong gia đình mắc bệnh mề đay thì bạn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người khác.
Bệnh mề đay có gây nguy hiểm không?
Bệnh mề đay tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhưng nếu không được điều trị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng sau:
- Chứng phù mạch: Khi bị phù mạch sẽ dẫn tới tích tụ dịch trong cơ thể làm cho huyết quản và các mạch máu dưới da bị sưng phù gây cảm giác khó thở…
- Suy nhược cơ thể: Việc thiếu ngủ và mất ngủ kéo dài nên người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Sốc phản vệ: Người bệnh bị sốc phản hệ sẽ có biểu hiện da tím tái, chóng mặt, ngất, ống phế quản bị tắc nghẽn dẫn đến suy hô hấp.
- Bệnh tuyến giáp: Trẻ em khi bị bệnh mề đay có nguy cơ cao mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn và suy tuyến giáp.
Đối với bất kỳ căn bệnh nào thì việc phát hiện và được điều trị sớm cũng vô cùng quan trọng, nếu không có thể gây ra những biến chứng không ngờ và bệnh mề đay cũng không ngoại lệ. Vì vậy khi có các dấu hiệu bị bệnh, người bệnh nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa hoặc tham khảo cách chữa mề đay bằng thuốc Nam nhằm cải thiện và trị bệnh nhanh chóng.