Bệnh liệt mặt nghe có vẻ rất xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, đây được xem là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng. Cụ thể như gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp và khả năng lao động của người bệnh. Làm cách nào để biết một người đang bị mắc bệnh liệt mặt. Cùng theo dõi bài viết sau để biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh của bệnh liệt mặt.
Nội dung
Bệnh liệt mặt là gì?
Bệnh liệt mặt còn gọi là liệt mặt ngoại biên hay liệt dây thần kinh ngoại biên số 7. Dây thần kinh này có chức năng chi phối vận động cơ mặt. Dây thần kinh số 7 bắt đầu từ hệ thần kinh trung ương, đi qua xương thái dương và tuyến mang tai đến các vùng cơ mặt.

Bệnh liệt mặt là bệnh lý liệt dây thần kinh số VII ngoại biên. Biểu hiện là một phần hoặc toàn bộ phần cơ mặt mất khả năng vận động do tổn thương dây thần kinh gây nên. Bệnh làm cơ mặt yếu đi, xệ xuống và có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mặt.
Nguyên nhân gây ra bệnh liệt mặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh liệt mặt cho chúng ta, bao gồm:
- Bị nhiễm virus cảm cúm. Virus cảm cúm tấn công những đường dẫn truyền của dây thần kinh số 7. Khiến dẫn đến sưng phù và bị liệt.
- Dây thần kinh số 7 bị nhiễm lạnh đột ngột. Khi gặp gió lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, khiến lượng máu lưu thông lên vùng mặt bị giảm. Khi đó thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm cho dây thần kinh, làm dây thần kinh sưng phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.

- Bị bệnh Zona: Bệnh zona làm tổn thương zona dạng mụn nước ở vùng tai, gây liệt mặt ngoại vi, mất vị giác đầu lưỡi, cơ mặt mất cảm giác,…
- Bị chấn thương vùng mặt, vùng tai, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt,… rất dễ tổn thương và gây liệt dây thần kinh số 7.Tụ máu ở nền sọ, u dây thần kinh số 7 rất dễ gây ra bệnh liệt mặt.
Những dấu hiệu nhận biết của bệnh liệt mặt
Liệt mặt là căn bệnh có triệu chứng nhận biết rõ ràng, chúng ta có thể dễ dàng nhận biêt được căn bệnh này thông qua một số triệu chứng như:
- Người bệnh không thể nhắm kín mắt, mất khả năng nhấp nháy.
- Khi ở trạng thái bình thường, mặt người bệnh vẫn bị biến dạng, bị kéo lệch về một bên. Cung mày bị rũ xuống, mép bên liệt bị hạ thấp so với bên kia.
- Miệng bị xệ xuống, líu lưỡi, hay chảy nước dãi, khó khăn khi ăn uống, đau ở trong hoặc sau tai,…

- Có biểu hiện thay đổi ý thức, chóng mặt, yếu nửa người, co giật,…
- Dị cảm vùng trán, vùng khóe miệng.
- Nhạy cảm với âm thanh.
- Các triệu chứng đi kèm: Tai chảy dịch, rối loạn vị giác, giảm tiết nước mắt.
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh liệt mặt
Bệnh liệt mặt thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính và không lây lan. Theo các chuyên gia tại Đông Y Sài Gòn những đối tượng thường mắc bệnh liệt mặt là:
- Những người có thể trạng yếu, ít tập thể dục, sức đề kháng yếu.

- Những người hay sử dụng rượu, bia, chất kích thích, đi sớm về khuya.
- Người có tiền sử bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch cũng là những bệnh có nguy cơ tiềm ẩn mắc bệnh.
Bệnh liệt mặt để lại những biến chứng gì?
Bệnh liệt mặt tuy không gây nguy hiểm chết người như bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, nó là căn bệnh để lại rất nhiều di chứng nặng nề cả về sức khỏe, tinh thần và thẩm mỹ của người bệnh:
- Hội chứng nước mắt cá sấu: Biểu hiện chảy nước mắt khi ăn.
- Gây ra nhiều biến chứng về mắt: Viêm giác mạc, viêm kết mạc, loét giác mạc, lộn mí.

- Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Tổn thương dây thần kinh nặng nề với phân bổ lại dây thần kinh.
- Bệnh liệt mặt khiến khuôn mặt bị biến dạng, người bệnh khó khăn trong ăn uống và thường xuyên bị rớt, khó nuốt và không cảm nhận được vị.
- Khi không được phát hiện kịp thời hoặc để bệnh trở nặng, có thể dẫn tới co giật cơ mặt, thoái hóa dây thần kinh số 7. Nghiêm trọng hơn là liệt mặt hoàn toàn không có khả năng chữa được.
Hy vọng những chia sẻ của bài viết giúp bạn có thêm nhiều thông tin về bệnh liệt mặt. Nếu bạn còn có câu hỏi thắc mắc về căn bệnh này. Hãy gọi cho chúng tôi Hotline: (028) 38 495 888 hoạt động 24/7 để Đông Y Sài Gòn hỗ trợ giải đáp những câu hỏi của bạn. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo cách chữa bệnh liệt mặt bằng thuốc Nam để điều trị cho mình.