02838495888

[Giải Đáp 2021] Bệnh Gai Cột Sống Có Bị Bại Liệt Không?

Gai cột sống là bệnh lý xương khớp không của riêng ai, nhất là người trung niên và người lao động nặng nhọc. Bệnh gai cột sống có tiến triển khá nhanh và hình thành nhiều triệu chứng đau nhức, khó vận động đòi hỏi người bệnh cần có biện pháp can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt.

Nội dung

Gai cột sống là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh?

Gai cột sống là tình trạng xuất hiện gai xương ở bất cứ vị trí nào trên xương sống của người mắc bệnh. Hai loại bệnh gai cột sống thường gặp là: gai cột sống lưng và gai cột sống cổ gây ra các triệu chứng đau nhức, thậm chí là khó vận động.

Đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống

Không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống, khả năng vận động. Gai cột sống còn hình thành nhiều biến chứng khó lường, các đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:

nam gioi co ty le mac benh gai cot song cao
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh gai cột sống cao
  • Nam giới thường dễ bị gai cột sống hơn nữ giới, tuổi tác hay lão hóa tự nhiên dễ hình thành gai cột sống.
  • Những người lao động nặng nhọc, hoạt động sai tư thế hoặc bị tổn thương cột sống.
  • Người thừa cân, có tiền sử chấn thương cột sống hay mắc bệnh viêm cột sống mãn tính rất dễ mắc bệnh.
  • Một số đối tượng khác như: người nghiện rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng chất kích thích.

Tổng hợp 4 thông tin quan trọng về bệnh gai cột sống

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Đông Y Sài Gòn, để điều trị và phòng tránh gai cột sống hiệu quả hơn. Người bệnh cần phải chú ý đến 4 thông tin chính sau.

1. Nguyên nhân khiến bạn khó ngủ, đau nhức tại cột sống

Gai cột sống hình thành do bao xơ đĩa đệm tại cột sống gặp một số vấn đề. Ngoài ra, phải kể đến các nguyên nhân khác như:

co nhieu nguyen nhan gay benh gai cot song
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh gai cột sống
  • Gai cột sống do tuổi tác: Thoái hóa xương khớp theo tuổi tác dễ hình thành gai xương gây đau nhức, cản trở vận động.
  • Chấn thương cột sống: Chấn thương khiến xương cột sống bị hư hại và có xu hướng hình thành xương mới, vô tình hình thành gai xương.
  • Lắng đọng canxi tự nhiên: Canxi rất dễ lắng đọng ở phần gân và dây chằng cột sống, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho gai xương phát triển.
  • Một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: phản ứng viêm tự nhiên của cơ thể, viêm cột sống mãn tính,…

2. Làm sao để nhận biết bệnh gai cột sống?

Thông thường, bệnh gai cột sống có rất ít biểu hiện ban đầu. Vì thế, ngay từ khi có các triệu chứng dưới đây, bạn nên thăm khám sớm:

cac trieu chung dien hinh cua benh
Các triệu chứng điển hình của bệnh
  • Vùng cổ hay vùng thắt lưng thường đau mỏi khi đứng lâu hoặc di chuyển mạnh.
  • Phần cột sống có biểu hiện bất thường, mất cảm giác và giảm triệu chứng khi nghỉ ngơi.
  • Một số người bệnh thường bị tê bì ở cổ rồi lan dần xuống dọc hai chân, các chi hoạt động yếu.
  • Gai cột sống còn khiến người bệnh mất thăng bằng, khó kiểm soát tiểu tiện, phản xạ chậm.

3. Cột sống có gai nguy hiểm không?

Một trong những biến chứng nguy hiểm và tàn khốc của bệnh gai cột sống là liệt chi và tàn phế. Để không phải đối mặt với các biến chứng dưới đây, bạn nên thăm khám sớm.

bien chung gai cot song
Bại liệt, tàn phế là những biến chứng khó lường của bệnh
  • Gai cột sống  khiến người bệnh đau nhức vùng lưng và nhạy cảm với thời tiết.
  • Dây thần kinh bị chèn ép bởi gai xương sẽ khiến người bệnh mất thăng bằng, khó di chuyển.
  • Vẹo cột sống, tê bì chân và đau nhức về đêm là một trong biến chứng của gai cột sống.

4. Cách phòng bệnh gai cột sống hiệu quả?

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, vì thế việc phòng ngừa gia cột sống là hết sức cần thiết. Một số  thói quen giúp bạn ngừa bệnh hiệu quả:

phong ngua viem nieu dao
Cách phòng bệnh gai cột sống hiệu quả?
  • Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin D, hạn chế thức ăn nhiều dầu, cân nặng ổn định sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Chú ý tới hoạt động hằng ngày, tránh làm việc nặng và cai thuốc lá, cai rượu,…
  • Không ngồi quá lâu trong cùng một tư thế, tránh chơi những môn thể thao dễ chấn thương.
  • Chú ý tới tư thế vận động, khi bị chấn thương cột sống nên điều trị dứt điểm nhằm tránh di chứng sau này.

Gai cột sống không đơn giản như bạn nghĩ, các triệu chứng thường tiến triển âm thầm và gây ra nhiều hệ lụy khó lường. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết và tìm cho mình biện pháp chữa gai cột sống phù hợp. Ví dụ như sử dụng thuốc Nam trị gai cột sống, từ đó cải thiện đau nhức và trị tận gốc bệnh trong thời gian ngắn với chi phí tiết kiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *