Bệnh bạch biến là căn bệnh da liễu gây thay đổi sắc tố da có thể chữa trị được và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan trên khắp cơ thể, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách.
Nội dung
Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch biến
Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, bệnh bạch biến thường xuất hiện ở vùng da mặt, mu bàn tay, cổ, lưng. Ngoài ra bạch biến còn có những dấu hiệu dễ nhận biết khác như:
- Trên cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều đốm da màu trắng, loang lổ trên da và lẫn với màu da thường.
- Các vùng da bạch biến không có đường viền và kích thước không đồng đều nhưng thường đối xứng hai bên cơ thể.
- Vùng da bạch biến không bị bong, tróc vảy, không sưng, không ngứa hoặc ít ngứa như những bệnh về da khác.
- Vùng da có lông hoặc tóc bị bạch biến thì lông hoặc tóc chỗ đó cũng bị bạc trắng hoặc biến đổi màu nhạt hơn các vị trí không bị bạch biến.
Xem ngay>> Bác sĩ giải đáp 2021 [Bệnh Bạch biến có lây không?]
Bệnh bạch biến có những dạng nào?
Bạch biến được chia làm 3 thể bệnh chính là: bạch biến toàn thân, bạch biến phân đoạn và bạch biến khu trú, bao gồm:
- Thể bạch biến toàn thân: Các mảng trắng thường xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể và có tính chất đối xứng.
- Thể bạch biến phân đoạn: Biểu hiện ở một bên hoặc một vùng trên cơ thể, bệnh tiến triển trong khoảng từ 1 đến 2 năm.
- Thể bạch biến khu trú: Chỉ xảy ra ở một vài vị trí độc lập trên cơ thể.
Bệnh bạch biến có lây không?
Mặc dù bệnh bạch biến có thể gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên bạch biến không thể lây lan qua những tiếp xúc vật lý thông thường.

Cụ thể, một bệnh nhân bạch biến không thể lây truyền bệnh cho người khác thông qua việc ăn uống chung, bắt tay hay thậm chí là ôm hôn
Nguyên nhân gây bệnh bạch biến
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến có thể do một số yếu tố dưới đây:

- Do di truyền: Yếu tố di truyền sẽ khiến da bị thiếu tế bào Manocytec và không thể tổng hợp được sắc tố melamin, từ đó sẽ khiến người bệnh bị bạch biến.
- Mắc một số bệnh tự miễn: Một số người khi mắc các bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường, tuyến sinh dục… Khi đó cơ thể sẽ tồn tại một loại kháng thể tiêu hủy các tế bào sắc tố ở da gây nên bệnh bạch biến.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể tác động trực tiếp lên tế bào sắc tố gây cản trở quá trình hình thành nên sắc tố và gây bệnh bạch biến.
- Stress, căng thẳng: Nếu bệnh nhân bị bệnh bạch biến tiềm ẩn, khi chịu áp lực căng thẳng, stress kéo dài. Bệnh bạch biến sẽ bùng phát trong thời gian ngắn và xuất hiện các vết đốm da màu trắng.
Bệnh bạch biến có gây nguy hiểm không?
Bệnh bạch biến là một trong những bệnh ngoài da có tiến triển rất phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên những tác hại dưới đây:
- Mặc cảm và tự ti: Việc xuất hiện những đốm trắng loang lổ trên cơ thể làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh có tâm lý thiếu tự tin và e ngại trong việc giao tiếp.
- Dễ mắc bệnh ung thư da: Những vùng da bị bạch biến thường mỏng manh, rất dễ bị bỏng nắng và có nguy cơ cao bị ung thư da.
- Sang tuyến giáp: Trường hợp bị bạch biến nặng có thể dẫn tới biến chứng bị sang tuyến giáp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
- Tiểu đường: Đa số bệnh nhân mắc bệnh bạch biến thường có tỷ lệ biến chứng sang tiểu đường cao.
- Các bệnh về răng miệng: Sâu răng, dị dạng răng, răng bị hỏng, …đặc biệt là những người bị bệnh bạch biến ở đầu. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và đau nhức.
- Gây rụng tóc: Ở giai đoạn bạch biến phát triển thì biến chứng rụng hết tóc và râu có thể nhận thấy rõ rệt.
Bệnh bạch biến là bệnh da liễu khó điều trị, vì thế bạn nên đi thăm khám sớm và tìm cho mình phương pháp chữa phù hợp nhất. Ngoài ra để hạn chế tạm thời những biến chứng của bệnh, người bệnh có thể tìm hiểu cách chữa bạch biến bằng thuốc Nam. Từ đó giảm bớt được phần nào ảnh hưởng của bạch biến đối với cơ thể.